Raspberry Pi : Cài hệ điều hành Raspbian cho Raspberry Pi 3

Qua bài viết này các bạn sẽ biết được một số hệ điều hành có thể cài đặt cho Raspberry Pi 3, và một số đặc điểm riêng cho một số hệ điều hành.

Hướng dẫn cài đặt hệ điều hành Raspbian.

  1. Giới thiệu các hệ điều hành mà Raspberry Pi hỗ trợ
    + Các hệ điều hành hỗ trợ cho Raspberry Pi bao gồm : Raspbian, Arch Linux ARM, OSMC, OpenELEC, Snappy Ubuntu Core, Ubuntu MATE, Debian Jessie, Windows and Android.

+ Raspbian : Đây là một hệ điều hành thuận tiện cho việc cài đặt và sử dụng với sự hỗ trợ lớn từ cộng đồng mã nguồn mở trên thế giới. Raspbian là một hệ điều hành đơn giản và thân thiện.

Bạn có thể download và sử dụng Raspbian ở 2 dạng : NOOBS hoặc file Raspbian.

Với NOOBS (New Out of Box Software), khi thực hiện cài đặt bạn sẽ được lựa chọn giữa các hệ điều hành khác nhau cho Raspberry Pi, khi đó bạn cũng có thể lựa chọn Raspbian.

Với file Raspbian, khi đó sẽ không có quá trình lựa chọn giữa các hệ điều hành, mà Raspbarry Pi sẽ tự thực hiện nhiệm vụ của mình để chuyển tới việc khởi động của Linux kernel. (nói tới ở mục 2 : Hoạt động của Raspberry Pi sau khi cắm nguồn).

Theo kinh nghiệm bản thân, mình khuyến khích các bạn lựa chọn file NOOBS, để tránh một số lỗi ngoài mong muốn có thể xảy ra trong quá trình cài đặt.

Qua các phiên bản Pi thì cũng có các version của Raspbian OS tương ứng, khi download cần chú ý.

Link download NOOBS hoặc Raspberry Pi : Download NOOBS and Raspbian

 

+ Debian Jessie : Debian OS thể hiện cho sự phát triển của UNIX trên Raspberry Pi qua 4 version.

V1. Version đầu tiên của Debian cho Pi có tên Debian Squeeze.

V2. Sau Squeeze, đó là Debian Wheezy.

V3. Raspbian (Debian Wheezy cải tiến) là phiên bản 3 của Debian cho Pi

V4. Phiên bản hiện tại của Debian là Debian Jessie. (Debian 8.0)

Link download Debian Jessie :  Download Debian Jessie

+ Ubuntu MATE : Ubuntu MATE được hỗ trợ cho Pi 2,3.

Link download Ubuntu MATE : Download Ubuntu MATE

+ Window 10 : Hỗ trợ cho các dòng Pi 2,3 . Window 10 là phiên bản free, hỗ trợ cho cả Raspberry Pi và Intel Galileo. Đây là điều lý tưởng cho các nhà phát triển ứng dụng có sử dụng các bộ công cụ phát triển của Microsoft. Đây là một platform linh hoạt hỗ trợ cho số lượng lớn các thiết bị bao gồm : tablet. Smartphone, PC, Xbox, Internet of Things.

Link Window 10 : Download Window 10 Raspberry Pi

 

  1. Hoạt động của Raspberry Pi sau khi cắm nguồn
    Raspberry Pi thực hiện the power-on self-tests (POSTs) theo các bước như sau :

+ Khi Raspberry Pi đã được shutdown, hoặc không được cấp nguồn : ARM core không hoạt động, ngừng việc truy cập vào SDRAM.

+ Khi Raspberry Pi được cấp nguồn : GPU (Graphics Processing Unit) được khởi động.

+ GPU bắt đầu thực hiện chương trình the first-stage boot loader trong SoC package. (đây là chương trình không thể sửa hoặc thay đổi)

+ Chương trình first-stage boot loader đọc chương trình second-stage boot loader trong L2 cache ánh xạ tới GPU : chương trình second-stage boot loader còn được gọi là bootcode.bin.

+ Bootcode.bin cho phép truy cập tới SDRAM. The bootcode.bin đọc chương trình third-stage bootloader, hay loader.bin. Loader.bin được lấy từ SD card vào trong SDRAM.

+ Loader.bin đọc file start.elf trong SD card.

+ start.elf  đọc các file : config.txt ; cmdline.txt; và Linux kernel.img từ SD card.

+ Quá trình khởi động giờ là việc của Linux kernel.

 

  1. Chuẩn bị thiết bị phần cứng và phần mềm hỗ trợ cài đặt
    3.1. Thiết bị phần cứng  
    + 1 board mạch Raspberry Pi : trong bài viết này mình sử dụng Raspberry Pi 3 Model B.

+ 1 Thẻ nhớ Micro SD 16GB Class 10. Pi có thể làm việc với thẻ nhớ lên tới 32Gb. Dung lượng thẻ nhớ tối thiểu 8GB. Tốc độ của thẻ nhớ nên từ Class 10 trở lên để hiệu năng sử dụng bộ nhớ của Pi là tốt nhất.

+ 1 Cable HDMI (có thể sử dụng 1 Cable HDMI - VGA)

+ 1 màn hình có cổng HDMI (Có thể sử dụng màn hình desktop với đầu vào là cổng VGA)

+ 1 bộ nguồn cấp 5V/2A micro-USB cho Raspberry Pi.

+ Bàn phím và chuột : sử dụng trong quá trình setup ban đầu cho Raspberry Pi.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

3.2. Phần mềm cần thiết

+ Phần mềm format thẻ nhớ :

+1) Trong Window :

Sử dụng phần mềm SD Formatter 4.0 : SD Formatter 4.0

+2) Trong Ubuntu : Các bạn tìm hiểu phần mềm GParted

+ Phần mềm ghi file .img của hệ điều hành lên thẻ nhớ : Win32DiskImager

+ File hệ điều hành với version phù hợp với Model của Pi.

Các bạn có thể sử dụng các version mới nhất hiện nay như cập nhật trên đường link mình đã giới thiệu trong phần 1 : Giới thiệu các hệ điều hành mà Raspberry Pi hỗ trợ.

 

  1. Hướng dẫn cài đặt Raspbian OS
    4.1 Cài đặt trực tiếp từ file Raspbian

---------------------------------------------------------------

 

4.2 Cài đặt từ file NOOBS

---------------------------------------------------------------

 

+ Sau khi Pi khởi động lại

Bạn đăng nhập vào Pi với :

User name : pi

Password : là pass mới bạn nhập. Hoặc : raspberry (mặc định).

 

Nếu các bạn muốn giao diện Configure hiện lên, tại giao diện dòng lệnh của Pi các bạn gõ lệnh : $ sudo raspi-config , khi đó các bạn có thể thực hiện thiết lập các thông số phù hợp.

 

____________ MLAB kính chúc các bạn học tập vui vẻ!!! Xin đón nhận mọi sự chia sẻ, đóng góp của các bạn!!!_________________________

 

 

 

Viết đánh giá

Họ và tên:


Đánh giá của bạn: Lưu ý: Không hỗ trợ HTML!

Bình chọn: Dở            Hay

Nhập mã bảo vệ: