LattePanda là gì ? LattePanda có đơn thuần chỉ là một chiếc máy tính Windows 10 hay không ?

“LattePanda – A Windows 10 Computer For Everything”

1.) Giới thiệu


Single Board Computers (SBC) đang là từ khóa phát triển mạnh mẽ cùng Internet of Things, nó cũng đang là xu hướng phát triển của máy tính trên thị trường hướng tới khách hàng yêu thích điện tử, lập trình qua các dự án công nghiệp và hướng tới sự phát triển Khoa học máy tính.

Nếu chúng ta hiểu một cách đơn giản thì SBC là những chiếc máy tính mini, nghĩa là thay cho việc phải mang theo cả laptop, hoặc sử dụng PC không tiện cho việc di chuyển đi lại thì chúng ta chỉ cần mang theo 1 board mạch với kích thước nhỏ gọn, có thể là kích thước bằng 1 thẻ ATM, hoặc kích thước nhỏ hơn 1 chiếc Iphone, kết nối màn hình, nguồn và sử dụng như một PC, laptop thông thường. 

Nền tảng chủ yếu của SBC hiện nay trên thị trường là Raspberry Pi (link), nó được thiết kế để chạy Linux trên kiến trúc ARM, ngoài ra còn có rất nhiều dòng SBC khác như : Nano Pi M3, Nano Pi NEO, Orange Pi, Banana Pi, C.H.I.P, BeagloBone Black, ODROID – XU4; ODROID C2, Udoo x86 Ultra, ASUS Tinker Board, ROCK 64, The Parallella Board, Humming Board, Libre Computer ROC Renegade, PINE A64, Z-turn board, Minnow Board Max, Tessel 2, …

Tuy nhiên Raspberry Pi có những hạn chế của nó, cụ thể kiến trúc ARM không thể chạy được Windows (mặc dù có Windows 10 IoT Core nhưng mục đích của nó khác với Widows 10 thông thường).

LattePanda (link) là SBC đầu tiên chạy được Windows 10 , ngoài ra nó còn tích hợp Atmega32u4 trên board dùng để phát triển trên nền tảng Arduino. Bạn có thể lướt web, xem phim, nghe nhạc, lập trình, thiết kế,… bằng các công cụ phần mềm chạy được  trên Windows 10, bạn cũng có thể lập trình cho Atmega32u4 với Arduino IDE và test trực tiếp trên board mạch LattePanda.

Sau thành công trên Kichstarter tháng 3 năm 2016, LattePanda đã được cộng đồng công nghệ chú ý tới, và được giới thiệu trên một số kênh Youtube nổi tiếng như Explaining Computers và EEV blog bởi những người ấn tượng với nó. Sự hỗ trợ, kết nối tích cực của cộng đồng với LattePanda tiếp tục được tăng lên.

DFRobot là nhà phân phối chính của LattePanda, bạn có thể mua LattePanda với việc tùy chọn hệ điều hành Windows 10 Home Edition key đi kèm hoặc không, ngoài ra bạn có thể tìm hiểu và sử dụng thử các phiên bản OS như : Ubuntu, Debian 8 Jessie, Arch Linux, Android x86.

Hiện tại có 2 version của LattePanda : 

- LattePanda Standard (2GB RAM, 32GB eMMC, x86 Windows 10 Home Edition)

- LattePanda Enhanced (4GB RAM, 64GB eMMC, x64 Windows 10 Home Edition) 

LattePanda (link) có kích thước nhỏ 8.8x7 cm tuy nhiên nó hỗ trợ khả năng kết nối với hầu hết các ngoại vi như một máy tính thông thường, và nó có khả năng làm được những công việc mà một máy tính Windows thông thường có thể làm được :

 

Bạn hoàn toàn có thể cài đặt và sử dụng các công cụ như : Visual Studio, NodeJS, Java, Processing, ... Với các API rất đa dạng và có nhiều tài liệu hướng dẫn trên Internet , các bạn có thể phát triển các dự án phần cứng , phần mềm trên LattePanda như bạn có thể thực hiện trên một PC thông thường : C, C++, Python, C#, Javascript, Ruby, ...

 

2.) Cấu hình phần cứng


 

Thông số kỹ thuật

+ CPU : Intel Cherry Trail Z8350 Quad Core 1.8GHz

+ Hệ điều hành : cài đặt trước phiên bản full của Windows 10

+ RAM: 2GB hoặc 4GB, DDR3L

+ Bộ nhớ trong : 32GB hoặc 64GB

+ GPU: Intel HD Graphics, 12 EUs @200-500 Mhz, single-channel memory

+ Một cổng USB3.0 và 2 cổng USB 2.0

+ Hỗ trợ 802.11n WiFiBluetooth 4.0

+ Tích hợp thêm chip xử lý : ATmega32u4

+ Chất lượng video đầu ra : HDMI and MIPI-DSI

+ Hỗ trợ kết nối màn hình LCD cảm ứng

+ Hỗ trợ 100Mbps Ethernet

+ GPIO

- 6 chân GPIO từ CPU Cherry Trail Z8350

- 20 chân GPIO from Arduino Leonardo

- 6 vị trí kết nối cảm biến với 3 nối cho mỗi vị trí : GND, 5V, data

+ Nguồn cấp : 5v/2A

+ Kích thước board mạch : 88 * 70 mm/ 3.46 * 2.76 inches

+ Kích thước hộp sản phẩm : 110 * 94 * 30 mm/4.33 * 3.70 * 1.18 inches

+ Trọng lượng tịnh : 55g

+ Tổng trọng lượng : 100g

 

3.) Sự tích hợp mang tới sự khác biệt cho LattePanda


Sự tích hợp thêm Arduino trên board LattePanda sẽ giúp người sử dụng, những maker sáng tạo thêm được các ứng dụng thông qua việc mở rộng kết nối với các thiết bị phần cứng khác, để điều khiển, thu thập thông tin,… Với sự phát triển của Arduino trong giáo dục, trường học và trong cộng đồng công nghệ thì việc tích hợp thêm Arduino sẽ giúp LattePanda tiết kiệm chi phí và tăng thêm sự linh động cho cả LattePanda và người sử dụng.

Việc kết nối các thiết bị ngoại vi qua các GPIO của Arduino mà không trực tiếp với GPIO của CPU như với Raspberry Pi, điều này sẽ giúp giảm rất nhiều trường hợp chập cháy CPU do việc kết nối ngoại vi không đúng, mà lỗi này lại là lỗi nghiêm trọng nhất với các dòng máy tính mini này.

 

4.) Một số ứng dụng của LattePanda


+ Sử dụng như 1 PC thông thường

+ Bộ điều khiển chính cho Robot

+ Sử dụng làm hệ thống camera an ninh

+ Sử dụng làm máy tính trong project thiết kế, lập trình, …

+ Thu thập, phân tích , xử lý tín hiệu

+ Sử dụng với nhiều Software và Hardware trong các dự án

5.) Một số tài liệu tham khảo


+ LattePanda và các phụ kiện (LINK)
+ Official Websites (LINK
+ User Guide (LINK)
+ Github Repository (LINK)
+ LattePanda Forum (LINK)
+ MLAB : Playlist Video Học LattePanda (LINK)
+ MLAB : Bài viết kỹ thuật Học LattePanda (LINK 
 
Tác giả : PĐV và Lê Xuân Nhật

Viết đánh giá

Họ và tên:


Đánh giá của bạn: Lưu ý: Không hỗ trợ HTML!

Bình chọn: Dở            Hay

Nhập mã bảo vệ: