Học Arduino Bài 1: Giới thiệu về Arduino

 

Bo mạch Arduino hiện nay không còn xa lạ với người dùng tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể học Arduino một cách hệ thống. Do vậy, chúng tôi xin được tổng hợp các tài liệu cả tiếng Anh và tiếng Việt, nhằm hỗ trợ phần nào trong quá trình học tập của các bạn trẻ yêu thích Arduino.

Qua bài giới thiệu chúng ta sẽ nắm được:

-      Định nghĩa về Arduino.

-      Các dòng Arduino thông dụng và các module hỗ trợ.

-      Cài đặt phần mềm Arduino IDE.

1. Tổng quan

Arduino board là một bo mạch nguồn mở nhằm đưa tới cho người dùng một sản phẩm dễ sử dụng, dễ kết nối và lập trình. Arduino board được thiết kế gồm một vi xử lý dòng AVR  (Arduino Due là dòng ARM), cổng USB, các chân analog input, digital I/O … Ngôn ngữ lập trình cho Arduino dựa trên Wiring ( ngôn ngữ Arduino) và được viết trên phần mềm Arduino IDE  (hình 1.2).

Arduino bao gồm cả Arduino boardArduino IDE. Định nghĩa chính xác Arduino là gì thì thật là khó. Arduino giúp gắn kết các nhiệm vụ một cách đơn giản nhất. Ví dụ, bạn ao ước chế tạo một chiếc oto điều khiển từ xa, hay muốn có một hệ thống tưới cây tự động… thì Arduino sẽ giúp bạn!

Hình 1.1 Arduino board

Hình 1.2 Arduino IDE

Các dòng sản phẩm của Arduino :

Board : Arduino Uno, Arduino Pro, Arduino Mega, Arduino 101, Arduino Zero, LilyPad Arduino…

Module : Arduino Pro mini, Arduino Micro, Arduino LCD Module, Arduino Relay Module, Arduino Driver Module…

Shield :  Arduino Proto Shield, Arduino Wifi Shield 101, Arduino Ethernet Shield, Arduino GSM Shield …

So sánh thông số kỹ thuật của các Arduino Board có nhiều trên thị trường:

Name

Processor

Operating/Input Voltage

CPU Speed

Analog In/Out

Digital IO/PWM

Memory

UART

ADC

Mega 2560

Atmega2560

5 V / 7 – 12 V

16 MHz

16/0

54/15

4 kB EEPROM,

8 kB SRAM,

256 kB Flash.

4

10 bit

Uno

Atmega328P

5 V / 7 – 12 V

16 MHz

6/0

14/6

1 kB EEPROM,

2 kB SRAM,

32 kB Flash.

1

10 bit

Due

ATSAM3X8E

3,3 V / 7 – 12 V

84 MHz

12/2

54/12

96 kB SRAM,

512 kB Flash.

4

12 bit

Nano

ATmega16

5 V / 7 – 9 V

16 MHz

8/0

14/6

0,512 kB EEPROM,

1 kB SRAM,

16 kB Flash.

1

10 bit

Atmega328P

1 kB EEPROM,

2 kB SRAM,

32 Flash.

Pro Mini

Atmega328P

3,3 V / 3,35 – 12 V

8 MHz

6/0

14/6

1 kB EEPROM,

1 kB SRAM,

32 kB Flash.

1

10 bit

5 V / 5 – 12 V

16 MHz

 

 

2. Giới thiệu các Shield và Module hỗ trợ học tập Arduino.

Sau đây là một số Shield và Module chúng ta sẽ sử dụng để hỗ trợ học Arduino. Ngoài ra, các module khác sẽ được bổ sung trong quá trình học tập.

2.1. Arduino Ethernet Shield : sử dụng chip W5100 cho tốc độ và khả năng kết nối ổn định. Bộ thư viện đi kèm và phần cứng với kết nối dễ dàng, cho phép Arduino board kết nối internet đơn giản hơn.

2.2. Arduino GSM Shield : cho phép Arduino board kết nối internet, gửi/nhận cuộc gọi, gửi/ nhận tin nhắn SMS. 
 
2.3. Arduino Wireless Proto Shield : cho phép Arduino board giao tiếp không dây,  sử dụng module Xbee.

2.4. Arduino LCD Module  : là module thiết kế cho Arduino, tương thích với Arduino UnoArduino Mega.

2.5. Arduino Driver Module  : sử dụng IC L298N, có thể điều khiển 2 động cơ DC.

2.6. Arduino Relay Module 12VDC  : với điện áp cuộn hút 12VDC, có thể đóng cắt cho các thiết bị có điện áp 30VDC/10A hoặc 250VAC/10A. Ngoài ra còn nhiều module relay có các khả năng đóng cắt khác nhau.

3. Giới thiệu về cảm biến 

Ngoài các Shield và Module hỗ trợ, khi học Arduino chúng ta sẽ làm việc với rất nhiều các loại cảm biến. Một số cảm biến thường dùng với Arduino như: cảm biến chuyển động, cảm biến siêu âm, cảm biến độ ẩm, cảm biến khí,cảm biến lửa, cảm biến từ, cảm biến mức chất lỏng, cảm biến màu sắc, …

 

 

Cảm biến màu sắc

 

Cảm biến lửa

 

Cảm biến từ ( Hall sensor)

 

Cảm biến mức chất lỏng (liquid level sensor)

 

Cảm biến độ ẩm

 

Cảm biến khí CO

 

Cảm biến chuyển động

 

Cảm biến siêu âm

4. Chuẩn bị trước khi học về Arduino

Sau khi tìm hiểu về Arduino. Hãy bắt đầu học và thực hành với Arduino từ những bài đơn giản và những ví dụ đơn giản để có được những kiến thức thực tế.

Trước hết, mỗi chúng ta nên có cho mình một Arduino board ( tham khảo tại : http://mlab.vn /mach-arduino/main-board  ). Ngoài ra, chúng ta cần có các phụ kiện hỗ trợ cơ bản như : Breadboard, bộ dây cắm cho breadboard, LED, biến trở … ( bạn có thể tham khảo mua linh kiện tại : http://mlab.vn/mach-arduino/phu-kien-cho-arduino  ). 

Phần mềm Arduino IDE : https://www.arduino.cc/en/Main/Software

·        Hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm Arduino IDE: https://www.arduino.cc/en/Guide/Windows

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo hướng dẫn cài đặt và sử dụng Arduino IDE trên một số web khác

Tham khảo thêm về Arduino tại https://www.arduino.cc/en/Guide/HomePage 

MLAB sẽ cố gắng giúp các bạn học Arduino đượcnhanh hơn và việc học trở nên thú vị hơn với các bài viết kĩ thuật liên quan đến Arduino, được đăng  trên website:  http://mlab.vn/bai-viet-ki-thuat/hoc-arduino 

 

Học Arduino Bài 4: Nạp file hex xuống KIT Arduino (Không dùng phần mềm Arduino IDE)
 

Viết đánh giá

Họ và tên:


Đánh giá của bạn: Lưu ý: Không hỗ trợ HTML!

Bình chọn: Dở            Hay

Nhập mã bảo vệ:



Tags: Arduino,