Raspberry Pi : Cài đặt Windows 10 IoT Core trên Raspberry Pi 3

Qua bài viết này các bạn có thể biết thêm một số thông tin về Windows 10 IoT Core  và thực hiện cài đặt Windows 10 IoT Core cho Raspberry Pi 2,3 Model B.

 

1. Giới thiệu Windows 10 IoT Core


Windows 10 IoT  là một phiên bản Windows 10, tiền thân từ Windows Embedded, do Microsoft phát triển cho các hệ thống nhúng. Có 3 phiên bản Windows 10 IoT là : IoT Enterprise, IoT Mobile Enterprise; IoT Core .

Window 10 IoT Core có thể hoạt động mà không cần màn hình hiển thị, phù hợp làm OS cho các máy móc công nghiệp hay các loại thiết bị nhỏ gọn.

+ Các lập trình viên khi lập trình ứng dụng cho Window 10 IoT Core sẽ lập trình dựa vào ứng dụng Universal Windows Platform and Hardware, đây là một loại ứng dụng được Microsoft giới thiệu nhằm mang lại sự thống nhất giữa các thiết bị chạy Window 10 : Devices + IoT, Mobile, PC, …

Các ứng dụng dạng Universal được đưa ra với các bản Windows 8 trở lên, với Windows 10 các ứng dụng này được thiết kế đẹp và hiện đại hơn; bản chất của các ứng dụng này chúng sẽ có những đoạn mã code chung dành cho ứng dụng - chạy trên mọi thiết bị Windows 10, bên cạnh đó sẽ có một số mã code riêng dành cho các thiết bị phần cứng khác nhau, tùy theo thiết bị mà người dùng lựa chọn là gì mà mã code này sẽ được thực thi.

+ Window 10 IoT Core có hỗ trợ Arduino Wiring API dùng trong các Arduino sketches hoặc trong các library cho Arduino.

+ Để phát triển các ứng dụng của mình với Window 10 IoT Core, các bạn sử dụng các phiên bản mới nhất từ Visual Studio Community Edition 2015, đây là phiên bản miễn phí của Microsoft.

+ Windows 10 IoT Core có cung cấp Connect the Dots , đó là framework mã nguồn mở, được viết bởi Microsoft hỗ trợ kết nối các thiết bị tới Microsoft Azure Cloud.

Azure IoT Suite là một bộ gồm nhiều công cụ để bạn xây dựng một giải pháp hoàn chỉnh từ việc đưa telemetry data lên Azure, cho đến quản lý data, thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu với các công nghệ Machine Learning và Analytics.

+ Windows 10 IoT Core có thể chạy được trên Raspberry Pi 2 và 3.

 

2. Cài đặt Windows 10 IoT Core


Bước 1 : Chuẩn bị thiết bị phần cứng

+ Chuẩn bị  : Raspberry Pi 2 Model B hoặc Raspberry Pi 3 Model B

+ Thẻ nhớ Micro SD – tối thiểu 8Gb , speed class 10.

+ Nguồn micro USB 5V/2.5A .

+ Wifi Adapter hoặc cable mạng LAN để giúp Raspberry Pi kết nối Internet.

+ Cable : HDMI hoặc HDMI to VGA

+ Màn hình kết nối với cổng kết nối là VGA hoặc HDMI.

 

Bước 2 : Chuẩn bị phần mềm cần thiết

+ File NOOBS phiên bản mới nhất, các bạn có thể download tại : NOOBS Download

+ Phần mềm SD Formatter 4.0

Bước 3 : Tiến hành cài đặt

 

-Bước 3.1 : Các bạn thực hiện các thao tác Download NOOBS, Format thẻ nhớ, kết nối Pi đã gắn thẻ nhớ với các thiết bị ngoại vi. Quan trọng : các bạn phải kết nối Pi với Internet.

Các thao tác trên được hướng dẫn cụ thể trong 4 bước đầu của phần 4 : Hướng dẫn cài đặt Raspbian OS.

Lưu ý : Ngoài cách sử dụng file NOOBS, các bạn có thể build trực tiếp file của Windows 10 IoT Core lên thẻ nhớ , cách này buộc bạn phải sử dụng máy tính có cài hệ điều hành Windows 10. Tuy nhiên, với phiên bản Visual Studio đã giới thiệu trên phần 1 và để sử dụng được tối đa các hỗ trợ của Windows 10 IoT Core trong việc xây dựng ứng dụng, thì Windows 10 cần thiết cho PC của lập trình viên.

Chi tiết cách cài đặt trực tiếp trong Lưu ý trên , các bạn có thể tham khảo tại :  Install onto my blank microSD card

 

-Bước 3.2 : Lựa chọn Windows 10 IoT Core OS

OS Installation Warning :

Chọn Yes.

 

-Bước 3.3 : Chọn phiên bản phát hành của OS

+ Lựa chọn phiên bản : Windows 10 IoT Core RTM release , đây là phiên bản phát hành chính thức của Windows 10 IoT Core.

+ Lựa chọn phiên bản : Windows 10 IoT Core Insider release, đây là phiên bản phát hành chưa chính thức của Windows 10 IoT Core, sẽ có những cập nhật, để có thể nhận được thông báo cho các phiên bản cập nhật, các bạn cần đăng ký bằng một account với Microsoft.

Trong bài viết này mình sử dụng phiên bản Windows 10 IoT Core RTM release.

+ Các bạn lựa chọn Language thành : English (US), Keyboard thành : us .

 

-Bước 3.4 : Bắt đầu quá trình cài đặt

Chọn Yes .

 

-Bước 3.5 : Hoàn tất cài đặt 

Sau khi việc cài đặt hoàn tất, Raspberry Pi tự động khởi động lại.

 

Kết quả cuối cùng sau khi khởi động lại , các bạn sẽ thấy một Windows boot screen . Tên của thiết bị trên giao diện sẽ phù hợp với tên thiết bị mà bạn sử dụng : Raspberry Pi 2 , 3.

 

 

 

 

____________ MLAB kính chúc các bạn học tập vui vẻ!!! Xin đón nhận mọi sự chia sẻ, đóng góp của các bạn!!!_________________________

 

Viết đánh giá

Họ và tên:


Đánh giá của bạn: Lưu ý: Không hỗ trợ HTML!

Bình chọn: Dở            Hay

Nhập mã bảo vệ: